Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế: 90% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng của ốm nghén trong những tháng đầu, sau đó có khoảng 50% giảm đi vào tuần lễ thứ 14 tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ.
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai với các biểu hiện buồn nôn, nôn, nôn khan, cơ thể mệt mỏi, dễ hoa mắt chóng mặt, ăn uống không ngon...
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế: 90% phụ nữ mang thai bị ảnh hưởng bởi các triệu chứng của ốm nghén trong những tháng đầu, sau đó có khoảng 50% giảm đi vào tuần lễ thứ 14 tuy nhiên vẫn còn khoảng 10% sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ.
Ảnh hưởng tiêu cực của ốm nghén đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
Ốm nghén là hiện tượng hết sức bình thường, do những thay đổi về nội tiết tố trong thai kỳ, đôi khi còn là biểu hiện tốt, cho thấy tỉ lệ thụ thai đạt mức cao. Mặc dù nghén không gây hại cho thai nhi, vấn đề là khi mẹ bầu nôn nghén quá nhiều sẽ khó đảm bảo dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe của mẹ và từ đó ảnh hưởng đến thai.
Các thống kê cho thấy, giai đoạn đầu mang thai là giai đoạn khó khăn và nguy hiểm nhất trong quá trình mang thai khi mà tỉ lệ động thai, sẩy thai, thai lưu tập trung phần lớn ở giai đoạn này. Nguyên nhân là từ chính sức khỏe của thai phụ hoặc do vấn đề ở thai nhi. Nhưng rõ ràng, nếu bà bầu được cung cấp đủ dinh dưỡng, được nghỉ ngơi và thoải mái về tâm lý thì việc giữ thai sẽ dễ dàng hơn nhiều. Ngược lại, nếu nôn nghén nặng, khiến mẹ bầu không đảm bảo dinh dưỡng, nặng hơn là hiện tượng cơ thể mất nước, suy nhược sẽ khiến tâm sinh lý mẹ bầu luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ động thai, sảy thai, lưu thai.
Những nghiên cứu mới đây nhất còn cho thấy, ốm nghẹn nặng, kéo dài còn có thể dẫn đến các vấn đề như tắc ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, tiền sản giật, tăng huyết áp, suy yếu chức năng gan... ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sản phụ và thai nhi. Vì vậy, bà bầu không nên chủ quan với các biểu hiện của ốm nghén trong quá trình mang thai.
Bà bầu nên làm gì khi ốm nghén?
☞ Thực hiện chế độ làm việc, nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý là điều bà bầu cần làm ngay để vượt qua giai đoạn ốm nghén. Bên cạnh đó, bà bầu hãy tìm đến các sản phẩm an toàn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe cho bà mẹ mang thai. Đồng thời giúp giảm các triệu chứng mệt mỏi, nôn ọe, ăn uống không ngon, hoa mắt chóng mặt, táo bón…
☞ Nền y học cổ truyền với các vị thuốc an thai, dưỡng thai như: Hoài sơn, thục địa, ngải cứu, tô ngạnh, tục đoạn, trần bì, hương phụ, sa nhân, trử ma căn được chứng minh là có công dụng giảm nôn nghén, giúp cải thiện vị giác, ăn uống ngon miệng hơn hay tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ, giúp hết cảm giác mệt mỏi, đau lưng khi mang thai mà còn có tác dụng dưỡng thai, an thai hiệu quả trong các trường hợp động thai, dọa sảy...dễ xảy ra với giai đoạn 6 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên việc sử dụng liều lượng, phối chế ra sao vẫn cần có tư vấn và chỉ định của bác sĩ mà không nên sử dụng bừa bãi. Để xem chi tiết thông tin về tác dụng của từng thảo dược, cách dùng cũng như các phương thuốc phối chế điển hình đã được phổ biến và công nhận rộng rãi, vui lòng xem thêm TẠI ĐÂY.