Em bé nặng khoảng gần 300 gam và có chiều dài đầu mông khoảng 16,5 cm. Một số em bé có thể đã bắt đầu mở mắt trong tuần này
Em bé trong tuần thứ 20 của thai kỳ
♥ Em bé nặng khoảng gần 300 gam và có chiều dài đầu mông khoảng 16,5 cm. Trong khi em bé của bạn ngày càng lớn hơn thì vẫn còn rất nhiều khoảng trống cho phép em bé xoay đi xoay lại (khiến bạn cảm giác em bé đang nhào lộn trong bụng).
♥ Mắt của em bé khép kín trong những tuần qua, nhưng một số em bé có thể đã bắt đầu mở mắt trong tuần này.
♥ Em bé đang sản xuất phân su, một chất dính được làm từ các chất tiết đường tiêu hóa và nước ối. Nó sẽ xuất hiện đầu tiên trong tã của em bé.
♥ Làn da mỏng manh của em bé bây giờ được bảo vệ bởi lớp sáp gọi là Vernix caseos. Đó là chất sáp màu trắng và nó giúp bảo vệ da em bé khỏi bị nứt nẻ hoặc bị trầy xước.
♥ Nếu bạn mang thai bé trai, tinh hoàn của em bé đã bắt đầu được sinh ra, mặc dù đến giờ chúng vẫn nằm trong bụng, chờ khi phát triển hoàn chỉnh sẽ di chuyển xuống đúng chỗ trong vài tuần tới.
Những vấn đề mẹ bầu gặp phải khi mang thai nhi tuần thứ 20
Luôn thèm ăn
Bạn thấy luôn thèm ăn. Bạn có thể ăn thỏa thích nhưng hãy chú ý để đảm bảo cung cấp dinh dưỡng ổn định. Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, ít nhất 6 bữa mỗi ngày không chỉ giúp giảm bớt các rắc rối như ợ nóng, đầy hơi mà còn cung cấp đủ chất cho con. Vì vậy, hãy mang theo một ít đồ ăn để có thể ăn khi thấy đói.
Ợ nóng và khó tiêu
Một biện pháp đơn giản để làm giảm ợ nóng là nhai kẹo cao su sau bữa ăn. Nước bọt tăng lên sẽ giúp trung hòa acid dạ dày và đưa các chất lỏng trở lại dạ dày.
Tăng tiết dịch âm đạo
Cùng với quá trình tiến triển của thai kì, bạn cũng nhận thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Trong khi nó có thể gây khó chịu nhưng sự thay đổi này thực ra giúp bảo vệ ống sinh khỏi bị nhiễm trùng và duy trì một môi trường cân bằng vi khuẩn trong âm đạo.
Nhức đầu thường xuyên
Bạn thấy nhức đầu khi quá nóng, ở nơi không có cửa sổ hoặc dưới ánh sáng huỳnh quang. Hãy đảm bảo được hít thở không khí trong lành bên ngoài vài lần 1 ngày và mặc nhiều lớp mỏng để tránh bị quá nóng.
Ngất xỉu hoặc hoa mắt chóng mặt.
Ngột ngạt và phòng nóng có thể là nguyên nhân gây ra choáng váng (không chỉ đau đầu), đặc biệt là khi cơ thể bạn đang sinh nhiệt rất nhiều. Làm mát bằng cách thường xuyên hít thở không khí trong lành và mặc quần áo rộng rãi.
Chuột rút chân
Các chuyên gia cũng không xác định rõ nguyên nhân khiến bạn bị chuột rút trong suốt quá trình mang thai, nhưng một giả thuyết cho rằng đó là do các mạch máu ở chân bị ép lên. Giúp lưu thông mạch máu và giảm chuột rút bằng cách gác chân lên và uống nhiều nước.
Phù (sưng bàn chân và mắt cá chân)
Nếu bạn bị đau do bị giữ nước ở mắt cá chân và bàn chân, hãy đi giày rộng và thoải mái hơn, khi ở nhà hãy đi dép lê. Ngoài ra tránh đi tất quá chật làm giảm lưu lượng máu, giữ chất lỏng lưu thôg sẽ giảm thiểu được mức độ phù chân
Rốn lồi ra ngoài
Rốn của bạn có thể bị lồi ra vì tử cung đẩy bụng bạn về phía trước. Đừng quá lo lắng vì nó sẽ trở lại như cũ sau khi bạn sinh con.
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần thứ 20
♥ Đây là lần đầu tiên bạn làm mẹ? Ngay lúc này bạn có thể cảm nhận cử động đầu tiên của em bé. Đôi khi bạn nghĩ những cử động nhỏ đó là khí, hơi hay sôi bụng.
♥ Nếu bạn không muốn chờ đợi ngày sinh để biết được mình sẽ có một bé trai hay một bé gái thì có thể nhờ đến siêu âm công nghệ cao, bạn sẽ biết giới tính của bé rất dễ dàng
♥ Thống kê cho thấy, phụ nữ mang thai lái xe dễ gặp các vấn đề tai nạn hơn đối tượng khác do các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, mất tập trung làm tăng khả năng rủi ro. Hãy xem xét đi chung xe với người khác hoặc dùng phương tiện công cộng để đảm bảo an toàn.