Bên cạnh niềm vui được làm mẹ, các bà bầu luôn mong muốn được trải qua thai kỳ một cách nhẹ nhàng và an toàn. Như vậy mẹ bầu có thể tận hưởng đầy đủ nhất niềm hạnh phúc khi mang thai và chuẩn bị làm mẹ.
Niềm hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ là được làm mẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng trải qua 9 tháng 10 ngày thai kỳ một cách suôn sẻ, mà phần lớn các bà bầu phải chịu đựng những triệu chứng ốm nghén do giai đoạn mang thai gây ra như: nôn ọe, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ăn uống không ngon, táo bón...khiến cơ thể thai phụ dần suy nhược, với các trường hợp nghén nặng thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi trong bụng. Chính vì thế, bên cạnh niềm vui được làm mẹ, các bà bầu luôn mong muốn được trải qua thai kỳ một cách nhẹ nhàng và an toàn. Như vậy mẹ bầu có thể tận hưởng đầy đủ nhất niềm hạnh phúc khi mang thai và chuẩn bị làm mẹ.
Thấu hiểu được sự lo lắng và cảm thông với những chịu đựng mẹ bầu phải trải qua suốt thai kỳ, Đội ngũ Dược sĩ Viên dưỡng thai TW3 đã tìm hiểu và tổng hợp 07 mẹo có tác dụng tích cực giúp giảm các triệu chứng: người mệt mỏi, nôn ọe, ăn uống không ngon, hoa mắt chóng mặt, táo bón... nếu dùng thường xuyên. Đồng thời còn giúp tăng cường sức khỏe của bà mẹ mang thai để "dưỡng mẹ khỏe con, vuông tròn hạnh phúc".
- Chia nhỏ bữa ăn. Khẩu phần ăn trong ngày nên chia 3 bữa chính và từ 5-6 bữa phụ để lúc nào trong dạ dày của mẹ bầu cũng có thức ăn. Điều này sẽ giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Mặt khác, ăn bữa nhỏ cũng sẽ giúp giảm chứng ốm nghén. Đây cũng là bí quyết ăn đúng đắn được các chuyên gia khuyến khích trong giai đoạn đầu thai kỳ này.
- Ăn bánh mì. Nếu mẹ ăn gì cũng có cảm giác nôn thì ăn bánh mì sẽ là cách để hạn chế việc nôn ọe cực tốt. Khi đi vào dạ dày, bánh mì sẽ giúp hút dịch dạ dày, từ đó giảm cơn buồn nôn. Mặt khác, khi mà danh sách các loại thức ăn mẹ có thể ăn được rất ít thì năng lượng từ bánh mỳ cũng giúp mẹ bầu duy trì nguồn cung calo.
- Uống nhiều nước và các chất lỏng khác khi không buồn nôn. Uống đủ nước, uống ngay cả khi không khát lắm. Mẹ bầu có thể uống bổ sung các loại nước yêu thích như nước trái cây, sữa, hay nước dừa, …
- Tránh những tác nhân có thể gây buồn nôn (như mùi, thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng này). Khi có thai, cơ thể người mẹ trở nên nhạy cảm hơn với mùi. Vì vậy, tránh xa các mùi có thể gây buồn nôn là điều cần làm để hạn chế nôn ọe.
- Tập thể dục nhẹ nhàng. Nhiều bà bầu nghĩ rằng nên hạn chế hoạt động trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nhưng điều này chỉ đúng với các trường hợp bị động thai, có nguy cơ sảy thai. Với các mẹ bầu có thai kỳ phát triển bình thường thì sẽ vẫn nên thực hiện các động tác thể dụng nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu, và làm giảm tình trạng mỏi mệt của cơ thể.
- Tránh xa đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ bởi các thức ăn này sẽ làm bà bầu nặng thêm tình trạng nóng trong, dẫn đến táo bón. Các món ăn ưu tiên nên chế biến theo kiểu luộc hấp, ít gia vị.
- Sử dụng các thảo dược an thai an toàn lành tính như: Tô ngạnh, Hoài Sơn, Thục địa, Sa nhân, Gai vị, Ngải cứu, Trần bì, Hương phụ, Tục đoạn. Các thảo dược trên không chỉ có công dụng giảm nôn nghén, giúp cải thiện vị giác, ăn uống ngon miệng hơn hay tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch của thai phụ, giúp hết cảm giác mệt mỏi, đau lưng khi mang thai mà còn có tác dụng dưỡng thai, an thai hiệu quả trong các trường hợp động thai, dọa sảy...dễ xảy ra với giai đoạn 4 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên việc sử dụng liều lượng, phối chế ra sao vẫn cần có tư vấn và chỉ định của bác sĩ mà không nên sử dụng bừa bãi. Để xem chi tiết thông tin về tác dụng của từng thảo dược, cách dùng cũng như các phương thuốc phối chế điển hình đã được phổ biến và công nhận rộng rãi, vui lòng
xem thêm http://vienduongthai.vn/chung-om-nghen/09-thao-duoc-giam-nghen-an-thai-hieu-qua-cho-ba-bau.html